Quốc gia nghèo chẳng có gì ngoài tiền, đi chợ mua rau cũng phải mang cả bao tải, chất tiền thành đống

MARSSU , THEO THỜI ĐẠI   11 NGÀY TRƯỚC
Bình luận0

Ở Somaliland, một quốc gia không được công nhận thuộc châu Phi, người dân nơi đây thường phải xách cả bao tải tiền để đi chợ hoặc thuê cả xe cút-kít để chở tiền. Du khách tới đây thường mua tiền về làm đồ lưu niệm.

Khoảng mười hai người đàn ông đứng túm tụm với nhau tại một góc phố thuộc thành phố Hargesia, Somaliland thuộc châu Phi. Những người đàn ông này đang la hét với nhau về chất lượng của một thứ có tên là Khat. Người dân ở đây ví nó cà phê hay co-ca-in. Rất nhanh chóng, những người đàn ông bốc những gói lá xanh và rời đi nhanh như khi họ tụ tập lại. Lá Khat là một dạng hàng hóa hợp pháp ở đây.
Trước khi rời đi người mua và người bán bấm điện thoại với nhau. "Chúng tôi cần làm mọi thứ ở đây thật nhanh chóng, dùng tiền mặt thì chậm lắm", Omar - một người bán lá Khat cho biết.
Không có thẻ tín dụng, cũng không có chuyện chuyển khoản, mọi việc mua bán diễn ra trên những đường phố đầy bụi bặm của Somaliland chỉ với một chiếc điện thoại di động và vài con số. Không có nhiều thứ mà đất nước nhỏ bé này có thể tự hào là dẫn đầu thế giới nhưng giao dịch không cần tiền mặt thì chắc chắn quốc gia này hoàn toàn làm được.

Mua một bó măng tây với vài lần bấm số di động bạn đã hoàn thành một giao dịch mua bán
Mua một bó măng tây với vài lần bấm số di động bạn đã hoàn thành một giao dịch mua bán

Tự tuyên bố độc lập và tách ra khỏi Somali từ năm 1991, tuy nhiên cộng đồng quốc tế chưa công nhận quốc gia này. Tại quốc gia không chính thức này, đồng tiền chính là đồng Shilling Somaliland. Tuy nhiên, vấn đề đối với Shilling Somaliland là nó không được quốc tế công nhận, cũng như không có tỷ giá hối đoái chính thức. Chính vì vậy, đồng tiền Somaliland chẳng có mấy giá trị nên người dân chỉ muốn bán bớt để đổi lấy ngoại tệ. Và có lẽ cũng là xã hội đầu tiên không cần dùng nhiều đến tiền mặt vì quá bất tiện.
Ở bất kỳ đâu tại thủ đô Hargesia, dù là đường phố, một túp lều tạm, hay nhà hàng, siêu thị mọi thanh toán đều dùng điện thoại. Thanh toán bằng điện thoại di động đang nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn quốc gia. "Hầu hết mọi người đang trả tiền bằng điện thoại di động," Omar nói trong khi tay vẫn đang xử lý các khoản thanh toán, "Nó dễ dàng hơn rất nhiều."
Trong khi các nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc hay Nhật vẫn còn đang khó khăn trong việc xúc tiến thanh toán không tiền mặt thì ở Somaliland dùng tiền mặt có lẽ là một "cực hình". Động cơ thúc đẩy Somaliland "hiện đại hóa" cách thanh toán tài chính là do đồng Shilling- tiền tệ chính của quốc gia này đã và đang trên con đường tụt dốc khủng khiếp. Hiện tại chỉ với khoảng 1USD (khoảng 22.000 đồng) bạn có thể đổi 9000 Shilling.

Tiền chất thành đống, bày bán công khai không phải là điều hiếm gặp ở Hargesia
Tiền chất thành đống, bày bán công khai không phải là điều hiếm gặp ở Hargesia


Không một hệ thống tài chính quốc tế nào công nhận, cũng không có ngân hàng chính thức và ATM cũng là một khái niệm xa lạ với người dân nơi đây. Tóm lại tiền mặt ở quốc gia này chỉ để "trang trí". Ibrahim Abdulrahman một người bán đồ trang sức tại chợ nói: "để mua một cái vòng trang sức nhỏ bạn cần khoảng 2 triệu Shiling, anh sẽ cần một cái túi đủ lớn để chứa tất cả số tiền đó". Ibrahim cũng cho biết thêm hiện tại không ai còn dùng tiền nội tệ nữa, giờ chỉ có đồng đô la hoặc thanh toán điện thoại.
Với mệnh giá phổ biến là 500 và 1000, việc mua rau ở đây đòi hỏi bạn phải có thể lực. Chỉ mua một gói đồ cho bữa ăn bạn cũng cần một bao tiền. Còn đối với các doanh nhân sống bằng nghề đổi tiền thì họ phải thuê xe cút-kít để đẩy tiền qua cá con phố. Đồng Shilling nội tệ được đóng bó, chất đống và tiện nhất là có thể cân để bán. Hầu hết du khách đến Somaliland đều ghé qua khu chợ trung tâm Hargesia để mua vài bó tiền về làm quà lưu niệm.
Ngồi trong những bức đường xây bởi các bó tiền Shilling, Mustafa Hassan - người sinh sống bằng nghề đổi tiền tại Hargesia buồn rầu nói rằng: "Một xã hội không tiền mặt ở nơi đây là điều hoản toàn khả thi và chúng tôi đang trên con đường tiến tới nó. Thế nhưng điều đó có ý nghĩa gì với tôi? Tôi cũng không biết nữa".

Nếu quá mệt để cầm tiền bạn có thể thuê xe cút-kít để chuyển tiền.
Nếu quá mệt để cầm tiền bạn có thể thuê xe cút-kít để chuyển tiền.


Buôn tiền theo đúng nghĩa đen.
Buôn tiền theo đúng nghĩa đen.


Nếu tới vùng đất này bạn hãy mua thử một xấp tiền để thử cảm giác cầm cả núi tiền xem sao.
Nếu tới vùng đất này bạn hãy mua thử một xấp tiền để thử cảm giác cầm cả núi tiền xem sao.


Tại quốc gia không chính thức này, đồng tiền chính là đồng Shilling Somaliland.
Tại quốc gia không chính thức này, đồng tiền chính là đồng Shilling Somaliland.

Quốc gia nghèo chẳng có gì ngoài tiền, đi chợ mua rau cũng phải mang cả bao tải, chất tiền thành đống - Ảnh 8.


Cả xe cút kít chở tiền.
Cả xe cút kít chở tiền.


Đồng tiền Somaliland chẳng có mấy giá trị nên người dân chỉ muốn bán bớt để đổi lấy ngoại tệ.
Đồng tiền Somaliland chẳng có mấy giá trị nên người dân chỉ muốn bán bớt để đổi lấy ngoại tệ.


Hầu hết du khách đến Somaliland đều ghé qua khu chợ trung tâm Hargesia để mua vài bó tiền về làm quà lưu niệm.
Hầu hết du khách đến Somaliland đều ghé qua khu chợ trung tâm Hargesia để mua vài bó tiền về làm quà lưu niệm.
Share on Google Plus

About nangaaaa

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Chat
1